Góc Giải Thoát

DU LICH TÂM LINH HÈ 2019 (Phần 3) August9nd2019


DU LICH TÂM LINH HÈ 2019 (Phần 3) August9nd2019

Đêm hôm mở mắt chiêm bao
Đúng là trong mộng nơi nào cũng vui
Gia lam thắng cảnh tuyệt vời
Nay về kể lại cho người nghe chơi
Ai còn Tĩnh, Thức, - Theo tôi!
Ngao du cho biết mộng đời xót xa…

Cũng vẫn 6 dòng thơ con cóc như trên dẫn đề cho đoạn tiếp theo hành trình Du Lịch Tâm Linh phần 3. Là những phong cảnh, đời sống sinh hoạt cụ thể hơn nơi chốn thiên đường dành cho đoàn tham quan may mắn này. Cám ơn các bạn đã đồng hành cùng đoàn nhé!

… Qua một đêm ngủ vùi, một ngày ngao du mới lại tiếp tục! Sáng nay, chúng tôi rời xa những đô thành phố thị để rẽ về những vùng miền nông thôn, chân quê hơn nhằm ghi chép, học hỏi những bản sắc dân tộc qua các vùng miền đã có công tạo nên một nền văn hóa bản địa tôn tạo nên một xứ sở thiên đường này.


Mồ Ma Thầy Lười - Du lich tâm linh Phần 3

 Bút giấy sẵn sàng, lên đường thôi! … Phải công nhận rằng nằm ngoài sự tưởng tượng của đoàn chúng tôi. Không phải những vùng nông thôn quê mùa, chân chất nữa. Nơi nào cũng phon phon những con đường mới, từ đường nhựa dầu đến đường bê-tông…khắp các ngã rẽ ấp thôn thông nhau. Nhà nhà đều có vẻ rất khang trang. Trường trại, trụ sở cơ quan công quyền đến các trạm y tế…đâu đâu cũng đẹp, cơ sở nào cũng hoành tráng hơn cuộc sống thật của chúng ta! Chúng tôi, hầu hết đều ghen tuông với chất lượng cuộc sống ở cái xứ sở thiên đường ấy! – Chúng tôi tò mò, “Sao mà địa phương ta phát triển nhiều quá, nguồn thu nhập từ đâu mà địa phương có đủ để xây dựng nhiều và đẹp như thế? – Một vài người cư dân quá ngũ tuần kinh nghiệm sống nơi ấy bảo rằng. Ôi, bấy nhiêu thì khang trang gì, nhờ có đảng và nhà nước lo hết rồi, các nguồn tiền từ các gói vay nước ngoài của chính phủ, nhiều lắm! Ăn thua gì, sắp tới còn có dự án cho xây một công viên nghĩa trang ở đây để phát triển địa phương này ấy chứ. Nghe nói non 30 tỷ đấy! Chúng tôi hỏi, vậy vay thì lấy từ nguồn nào trả? – Hầu hết trong họ đều bảo rằng chuyện đó có Đảng và nhà nước lo! -  Chúng tôi nhận thấy hình như người dân nơi đây có vẻ quá thờ ơ, thiếu trách nhiệm công dân với dân tộc, cứ như thế thì nguy quá, chúng tôi bèn tới cơ quan công quyền hỏi thử. Vừa vào UB ND tỉnh, trình bày sơ lược về sự vụ đã gặp và trao đổi vì sao hầu hết người dân đều có suy nghĩ như vậy! – Vị Chủ tịch khẳng định. Rất đúng! – “Xây công viên nghĩa trang là để giúp tỉnh phát triển bền vững” – Vị chủ tịch tỉnh dõng dạc gần như là đã có công văn đóng dấu thi hành rồi vậy. Chúng tôi ngỡ ngàng!...Từ biệt, bước ra. Chúng tôi không hết bùi ngùi nhưng chưa dám chủ quan vì đây là một thế giới khác, nơi đến để tham quan, không lấy gì làm chắc để hiểu hết cái văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của họ đâu. Chúng tôi đi tiếp…không may mắn lắm, phải băng qua một con đường bị khó khăn vì có một cây cầu có vẻ mới xây xong đã sập gảy. Lần hồi, rồi cũng qua, chúng tôi đến thẳng tới một cơ quan công quyền hỏi để ghi chép thêm về vụ cầu mới xây mà bị gảy này. Một vị giám đốc công an tỉnh, mang quan hàm thiếu tướng bảo: “Cầu sập là do quá tải vì người Mông khiêng quan tài thường đi rất nhanh” – Có lẽ như vị thiếu tướng công an tỉnh ấy đã có đủ hồ sơ xác minh rồi nên mới khẳng định chắc chắn. Chúng tôi thật hết sức trầm trồ về sự thần thông biến hóa khó hiểu ở cái xứ sở thiên đường này. Con người ở đây lợi hại thật. Khiêng đám ma đến gảy cầu vì đi nhanh! – kính nễ!!! Ôi, quá nhiều những cảnh đẹp mà cũng không ít những cảnh lạ lùng đến kinh hãi. Qua khỏi đoạn sình lầy vừa khỏi cây cầu gãy, đoàn chúng tôi cũng thấm mệt bèn ghé một quán nước ven đường để dừng chân. Một quán nước bình dân vô cùng sao lại đông khách đến thế! – Một lữ khách trong đoàn toan lấy giấy bút có vẻ muốn học hỏi ghi chép thông tin. Tôi mỉm cười thôi, cứ để họ sưu tầm và tham cứu! – Vào quán, gọi vài ly trà đá cho đỡ khác. Ngoái cổ nhìn lên mới thấy lý do vì sao mà đông khách! – “Trà đá Quốc Tế” – ôi, tiêu chuẩn khủng thật! Xung quanh là những bàn tụm năm tụm bảy các trung thanh niên, một số bàn đánh bài ồn ào, cười kha khả…một số bàn thì lớn tiếng vì những câu phấn kích “123 Zô”. Toàn những bạn nhậu trung niên. Vây quanh là những lớp người cao tuổi đương xem và bán vé số. Tôi hỏi sao trà đá ở đây có tiêu chuẩn quốc tế là gì? – Vị chủ quán bảo: Từ ngày nơi đây được lên nông thôn mới, cuộc sống khấm khá hơn nhiều, sinh hoạt cũng rất Tây … “Quốc Tế” là hảo hạng, hạng nhất đấy! Vị chủ quán giãi bày. Chứ mấy anh chị ở đâu tới mà lạ quá vậy? Nơi đây cái gì cũng phải có tầm “Quốc Tế” từ trường học đến “Bệnh viện, công viên….kính thưa các loại công trình và dự án đều phải mang tầm quốc tế. Nếu không, chẳng có ma nào ghé quán đâu. Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, chúng tôi bị ngắt lời vì một cú đập mạnh vào vai và nghe. “Mời mua vé số”. Một cụ già xìa tay với cục vé số trên tay. Chúng tôi thấy tuổi già, sao các cụ phải khổ thế, trong khi mọi độ tuổi lao động khác rất sướng kia mà. Mua xong, chúng tôi hỏi: Sao phải đi bán vé số nhiều như thế, liệu có đủ sống không cụ? – Bất ngờ cụ phán một câu xanh rờn, “Nghề bán vé số là nghề có thu nhập rất cao”. chúng tôi chau mày! – Thật ư? – Cụ nhìn vào sự chau mày của chúng tôi có vẻ như hiểu ngay chúng tôi bị ngạc nhiên nên nói tiếp. Các cô chú từ hành tinh nào tới mà ngây ngô quá thế. Tôi nói “Bán vé số là nghề có thu nhập rất cao”. Đó không phải chỉ quan điểm của cá nhân tôi mà là một lập trường kiên định, sống, chiến đấu, học tập và làm theo tấm gương đầy năng lực tư duy và biện chứng của vị Bộ Trưởng – Chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc quốc gia đấy”! Hiểu chưa? – Cụ có vẻ rất đổi tự hào về nghề có thu nhập cao của mình. Cụ còn nói thêm: “Vậy, còn nhiều nghề ở đây còn có thu nhập cao hơn nhiều chứ bán vé số chỉ mới cao thôi. Chúng tôi hỏi: “Thật ư?” Cụ chỉ về phía một ngọn đồi xa xa xanh vàng trắng đỏ, nhiều tầng bậc…và nói. Ông ấy làm nghề “Chăn lợn” mà ủi cả mấy ngọn đồi làm biệt phủ kia kìa! Qua đó mà xem. Chúng tôi càng tò mò. Quả là một biệt phủ thật khi chúng tôi đến. Lộng lẫy, nguy nga giữa thanh thiên bạch nhật, một biệt phủ non xanh nước biết chẳng thiếu cảnh gì ở nơi đó thật. Đặc biệt là hàng hàng, lớp lớp loài lợn phì. Con nào con nấy đều ủn ỉn và đều có chửa cả, không kể đực cái. Chúng tôi quá ham thích cái bí quyết chăn lợn thế nào mà giàu đến thế nên năng nổ đặt câu hỏi để học kinh nghiệm. Đặc biệt là làm thế nào mà có cả đực lợn chửa!?. Quả thật bất ngờ chúng tôi nhận được câu trả lời là “Chính xác, ông chủ tôi có được cơ đồ nguy nga tráng lệ trên gần 13 hec-ta này là nhờ “Chăn lợn”. vị gác gian nhà đã trình bày. Chúng tôi càng muốn đích mục sở thị. Ông bảo rằng, các anh xuôi quá, mà hơn thế nữa, các anh muốn đến tham quan cũng phải làm đơn xin phép và đăng ký trước chứ. Không đúng quy trình thế nên khó gặp cũng phải thôi. Chúng tôi hỏi vậy chủ biệt phủ bao giờ về? – Vị quản gia tiếp lời: Tôi không biết, chỉ biết chủ nhân tôi đã được mời về thủ đô để xây chuồng và chọn giống lợn mới có khả năng kinh tế nhiều hơn nên đã đi rồi. Chuyện công tác của chủ nhân tôi, tôi nào dám biết! Nói xong, vị quản gia không tiếp chúng tôi nữa, quay ra dẹp trật tự mấy con lợn sề đòi ăn la chí chóe!... Trời lúc này cũng đã sắp về chiều, chúng tôi sắp phải quay về nơi xuất phát. Lên xe, chúng tôi vô cùng tiếc nuối vì không có dịp để học hỏi kinh nghiệm chăn lợn làm giàu. Chúng tôi rời xa mà cứ ngoái cổ nhìn về phía những ngọn đồi vây quanh biệt phủ, cùng nghe nhỏ lần bởi những tiếng lợn kêu la inh ỏi, tiếng siết cổ, thét gào, thọc huyết chình chịch…văng vẳng cả một vùng trời trong một xã hội của cái xứ thiên đường ấy. Một thế giới mà ở ngoài đời thật không thể dễ gì xảy ra, Ôi, đúng là chiêm bao tởm thật!
Chúng tôi đã ghi chép đầy cả một cuốn sổ tham quan dày, không biết bao nhiêu mà kể. Những gì đã kể chỉ là chút chút tượng trưng thôi. Hết 3 ngày rồi, phải khứ hồi. Nơi ở thế gian thật chắc cũng là 3 tuần làm việc rồi. Hy vọng tàu xe khứ hồi luôn suông sẻ để chúng ta còn vào lớp học khóa bồi dưỡng chính trị hè nữa. Nên dừng thôi. Hẹn có dịp sẽ kể tiếp cho nhau nghe. Thân ái. Tạm biệt giấc chiêm bao của tôi ôi. Chiêm bao mở mắt lạ lùng!
Mồ Ma Thầy Lười - Du Lich Tâm Linh phần 3
Thêm chú thích


About Thầy Lười

0 comments:

Đăng nhận xét

Tất cả những nhận xét chân thành của bạn đều rất quý giá cho tác giả đều rất quý báu đối với tác giả bài viết. Hãy cùng nhau hoàn thiện ngày càng tốt hơn bạn nhé!

Được tạo bởi Blogger.