Tạp Văn

MỘT NGÀY MỚI RẤT THÚI ĐỊT

MỘT NGÀY MỚI RẤT THÚI ĐỊT

Giữa cái xứ sở nửa rú nửa rừng này…, đêm về khuya, càng, càng về khuya trời càng đen kịt,  càng lạnh thấu xương, khói đá lạ lùng! Nên, mỏi mòn cho khoảnh khắc bình minh…Rồi nó cũng như mong đợi, bắt đầu hừng hừng sáng, mừng quá, có vẻ ấm áp, dễ chịu hơn. Muôn sắc màu nhựa sống trổi dậy, một ngày mới bắt đầu… Bên kia bờ dậu một đóa hoa đang mỉm miệng cười và hôm qua nó chỉ là mới nụ. Sao nó lại cười khan khản thế nhỉ. Tự hỏi mình như thế? Có thể lắm! Ôi thôi, nó chắc chắn thấy mình, mỉm cười và khinh miệt đó thôi. Đúng là loài hoa mất dạy, hèn chi nó có cái tên rất xấu là Hoa Thúi Địt.
MỘT NGÀY MỚI RẤT THÚI ĐỊT


Không chừng nó đúng! …thôi, phải vào bật ngay TV lên thôi, cập nhật thông tin để nghiên cứu, nghiên cứu và nghiên cứu… Ôi, thôi, tha hồ nghiên cứu, càng nghiên cứu càng điên loạn mất vì toàn là một loạt chương trình láo toét, bốc phét…toàn thứ làm tiền thôi, còn phản cảm không thể chấp nhận. Thôi, ta đi lạc chăng. Tắt TV, vào các trang báo chính thống thôi. Càng kinh khủng!...Mà sao ai, cơ quan nào lại đi phê duyệt cho cái đám VĂN NÔ mất dạy ấy nó tự diễn trò viết điếm, xúc phạm cả các anh hùng của một dân tộc thế nhỉ? … Bạn không tin điều đó ư? Xin trích nguyên văn lời bàn của facebooker Lam Hồng Nguyễn bên dưới để bạn may ra tin nổi vì sao mà đóa hoa Thúi Địt vươn vai một ngày mới đầy hãnh diện vì nó mang sắc màu đến với sự sống…và vì sao nó nhìn mình bằng con mắt mỉm cười và khinh miệt nhé.
=====================================================è
Nguồn Từ: Fbkr Lam Hồng Nguyễn
MẶT DƠI TAI CHUỘT CẬN THỰC SỬ
Trong số các sử gia Việt Nam đương đại, gần đây tôi hay đọc và thích đọc ba tác giả Nguyễn Duy Chính, Tạ Chí Đại Trường và Trần Đức Anh Sơn. Nghiên cứu công phu, tư liệu chắc chắn, nguồn gốc rõ ràng, trình bày lẫn phản biện đều cởi mở và khoa học. Họ là những người đều làm khoa học với tinh thần khách quan, thoát ly chính trị áp đặt – vốn dễ sinh ra méo mó và thiển cận. Vì vậy, khi TS Trần Đức Anh Sơn giới thiệu nghiên cứu mới của TS Nguyễn Duy Chính về chân dung Quang Trung Hoàng Đế “cận thực sử nhất”, tôi đã tìm đọc ngay, với tất cả háo hức.
MỘT NGÀY MỚI RẤT THÚI ĐỊT

Tôi không nghi ngờ gì tính nghiêm túc trong nghiên cứu, nhưng tôi không thể và không muốn chấp nhận chân dung Quang Trung Nguyễn Huệ thảm hại như vậy được. Tất nhiên, đây là niềm tin xuất phát từ cảm thức, nặng tính trực giác, chưa phải là niềm tin tri thức.
Thứ nhất, trước khi lên ngôi Hoàng Đế, Nguyễn Huệ là một võ tướng võ công hiển hách. Ba anh em Tây Sơn Tam Kiệt, khen chê điểm nào nói sau, nhưng đều nổi tiếng là con nhà võ, mạnh mẽ và mã thượng. Điều này miễn tranh cãi. Nguyễn Lữ (coi như tay kém nhất trong ba anh em), tương truyền là cha đẻ của bài Hùng kê quyền nức tiếng hàng trăm năm trong làng võ Tây Sơn Bình Định. Con nhà võ, trải Nam chinh Bắc chiến, từng một trận xuất chinh đã phá tan 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút, từng thần tốc hành quân đập tan 29 vạn quân Thanh….không thể là một gã hom hem mặt dơi, tai chuột, râu ria lém đém, vai xuôi hơn cả vai tôi, tướng mạo bần tiện như thầy bói ế khách mà bức chân dung đen trắng “An Nam Quốc Vương Nguyễn Quang Bình”, được cho là do “họa gia Mậu Bính Thái và một hoạ sĩ phụ tá là Y Lan Thái” vẽ, đang treo tại Bảo tàng cố cung Bắc Kinh được.
Thứ hai, câu chuyện “xem tướng” chỉ là cảm quan, tôi cũng không phải là người có thể sờ đến món nhân tướng học, dùng nó để phản biện là không thuyết phục. Phải dùng sử liệu. Thì đây, chính trong kết quả nghiên cứu, TS Nguyễn Duy Chính đã dẫn ra, từ Đại Nam chính biên liệt truyện ở phần "Ngụy Tây" có một đoạn chép tả Nguyễn Văn Huệ (tức Quang Trung): "Nguyễn Văn Huệ là em của Nhạc, tiếng vang như chuông, mắt sáng như ánh điện, mưu lược thiện chiến, người người đều kinh sợ". Và một đoạn khác trong sách Tây Sơn thuật lược có chép chi tiết hơn: "… Năm ấy Nguyễn Huệ mất, tóc của Huệ thì quăn, mặt thì đầy mụt, có một con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu …". (dẫn theo bài trên báo Tuổi Trẻ, 31-12-2017).
Mô tả của sử Việt không hề khác gì cái nhìn của người nước ngoài. Báo Tuổi Trẻ, cùng bài, cũng dẫn: “Sứ thần Triều Tiên bấy giờ là Từ Hạo Tu có mấy đoạn tả vua nước An Nam là Quang Bình (tên của vua Quang Trung lúc sang Trung Quốc): "Quang Bình cốt cách khá thanh tú, hình dáng bệ vệ xem ra khác hẳn với người ở Giao Nam”. Tôi đố ai nhìn ra nét “bệ vệ” của chân dung ho lao, rất gian (giống nhân vật thầy Nghêu trong “Nghêu Só Ốc Hến” trên sân khấu phường Chèo) ở kẻ trong bức hình đen trắng kia. Không thể, tất nhiên.
Thứ ba, Quang Trung Hoàng Đế mất năm 1792, khi mới 39 tuổi, chỉ 2 năm sau thời điểm được coi là ông được phía Trung Hoa vẽ chân dung. Người trong hình có vẻ như đã ở tuổi 70 – gần gấp đôi tuổi của người được mô tả.
Thứ tư, sử sách đã nói nhiều về chuyện Quang Trung cho người (Phạm Công Trị, cháu gọi Quang Trung bằng cậu) đóng giả, dẫn đầu đoàn sang chúc thọ vua Càn Long năm 1790. TS Nguyễn Duy Chính từng chứng minh đó đích thị chính vương Quang Trung, còn lại đều cho rằng đó giả vương. Tôi thuộc khuynh hướng tin đó là giả vương, nên tôi sẽ không dẫn lại dài dòng. Như vậy, tranh vẽ ai đi nữa, đề tên gì đi nữa, đó cũng không phải là chân dung Quang Trung “cận thực sử” nhất được. Bức chân dung đó không liên quan gì đến Quang Trung, miễn bàn. Cũng lưu ý rằng, vẫn còn những bức tranh khác, cũng vẽ giai đoạn 1790, cũng do họa sĩ triều Thanh thực hiện, thể hiện vua Quang Trung gần với hình dung của người Việt hơn nhiều, khác xa bức tranh quái đản kia.
Thứ năm, Nguyễn Ánh lên ngôi, ông đã tận lực loại trừ mọi ảnh hưởng, tàn tích của nhà Tây Sơn cựu thù. 13 vua nhà Nguyễn, dù cực đoan hay không thì vẫn không làm trái chủ trương của Tiên Đế. Chân dung đích thực của Quang Trung, nếu có, cũng tản mác trong dân gian và sẽ không gắn kèm với thừa nhận bằng sử liệu hay văn bản, bút tích…Có chăng, chân dung ông chỉ sống trong tồn tại cảm thức. Chính từ cảm thức này, chân dung ông đã được tái hiện trên tờ bạc Việt Nam Cộng Hòa mệnh giá 200 đồng với các nét oai vệ, hơi phương phi, rất võ tướng và phù hợp tuổi tác. Tất nhiên, hình ảnh cảm thức không thể gọi là chân dung thực sử. Nhưng xin nhớ cho, cảm thức lịch sử luôn có lý do để tồn tại, để trở thành… cảm thức. Nó là một hình dung đáng tin cậy, ít nhất cũng trung thực và hợp lý hơn nhiều so với chân dung ba láp và bôi bác vừa được gán cho vị anh hùng dân tộc.
Tôi không đủ dữ kiện để chắc chắn rằng chân dung “mới phát hiện” về Vua Quang Trung là trò ti tiện, bẩn thỉu của Trung Quốc, nhằm mục đích bôi bác, hạ bệ hình ảnh uy nghi, đẹp đẽ của người anh hùng đã khiến thiên triều đời Mãn Thanh vừa bẽ mặt vừa khiếp sợ. Nhưng tôi cũng không loại trừ khả năng đó. Vả chăng, tranh tồn tại đã lâu. Tôi tin là, nếu đến thời điểm này nó mới được “phát hiện”, chắc chắn nó phải có lý do. Mùa Xuân, chúng ta lại sắp trở về với hồi ức Đại thắng Mãn Thanh năm Kỷ Dậu 1789… Điều này, với cảm thức Hoa Hạ của Trung Hoa sẽ là một sự sỉ nhục, một cục xương mắc họng nuốt không trôi, gây buốt nhức. Và cũng tất nhiên, lý do - như truyền thống - chắc sẽ gắn với tiểu xảo hạ cấp của Trung Quốc trong âm mưu hủy hoại cảm thức văn hóa đẹp đẽ, kiêu hãnh của người Việt. Chuyện đó, cách đây hơn một năm, tôi đã từng đề cập và cảnh báo trong bài báo nhan đề “Cần cảnh giác với những đường lưỡi bò văn hóa” (đăng ANTG cuối tháng). Với vụ phát hiện bức tranh, tôi càng có thêm chứng cứ để tin rằng mình đã đưa ra cảnh báo đúng.
Đừng tiếp tay cho những kẻ bôi bác tiền nhân nữa!
Hết Trích.




About Thầy Lười

0 comments:

Đăng nhận xét

Tất cả những nhận xét chân thành của bạn đều rất quý giá cho tác giả đều rất quý báu đối với tác giả bài viết. Hãy cùng nhau hoàn thiện ngày càng tốt hơn bạn nhé!

Được tạo bởi Blogger.