Cũng là: “QUÀ CHO CON”. (Ngày này năm xưa!.........)
Ngay cái khoảnh khắc đầu hè 2016 năm Bính Khỉ này cả nước xôn xao, các báo đài chính thống rùm beng về cái chuyện ra đời một tập thơ của ngài Nguyễn Huy Hoàng, thư ký của Ông Thứ trưởng Bộ VHTTDL (Bộ văn hoá thông tin và du lịch) Vương Duy Biên, với những lời nhận xét và tán dương vô biên cương giá trị! Bố sợ không đọc sẽ ngu lâu nên tìm hiểu để nhằm tậu một cuốn về làm quà cho con, mà có khi phải làm quà cho bố nữa, nói như lời xác nhận của vị Phó Giám đốc công ty nhà sách Tân Việt, Bà Nguyễn Kim Thoa.
Mở cái bìa sách ra, lướt vài bài sơ qua đã không tin nổi vào mắt mình, nhưng với tinh thần “Người đọc sách mà hời hợt bằng ỉa vào mặt tác giả” như lời khuyên của các tiền bối văn nhân xưa, nên bố cố thêm dăm bài nữa! Ôi thôi, chết mất! Con chớ dại mà đụng vào nó. Thật nguy hiểm, chết người! Nó có mức nhiễm độc mạnh hơn cả Xy-a-nua nữa con ạ! Bố không phải nhà thơ nên xí xọ ăn cắp cái đề “Quà Cho Con” nhưng không phải bằng 100 bài thơ giáo dục kỹ năng sống như Ngài Nguyễn Huy Hoàng mà là những lời tự bạch này. Đương nhiên là bố không thể để con đọc đâu, nhưng viết những lời này phòng khi có chú, bác, cô, gì hay bạn bè của con mua làm quà tặng cho con thì uổng công đèn sách đấy! Mặc khác nữa, khi bố đã nói xong, nghĩa là bố hết nợ nếu con cố tình muốn khám phá.
Nếu chỉ có các quan to, chức lớn như: Thứ trưởng BVH&DL Vương Duy Biên, Uỷ viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam GS.Văn Như Cương; Nhà văn Nguyễn Quang Thiều; Đại tá, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý hay anh hề NSUT Xuân Bắc lên tiếng ca ngợi giá trị tập thơ Quà Cho Con thì còn có thể chấp nhận được, vì chẳng lạ gì với bố. Nhưng khốn thay, có cả tay thầy chùa giả danh tu sĩ làm chức Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thích Đức Thiện cũng nôn ra mấy lời a dua ngoe ngoẩy: ‘…tác phẩm thơ hay và sâu sắc…’ thì không thể ngậm miệng được nữa…
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Thơ là lời nói cấp cao của ngôn ngữ đi ra từ tâm hồn trong sáng đầy tính nhân văn của thi sĩ, phóng khoáng một cách nghiêm ngặt về niêm luật. Tuyệt đối không phải phóng khoáng theo kiểu đời thường ai cũng làm được. Ngay từ đầu tập thơ Quà Cho Con, sẽ gặp ngay hai câu lục bát phá cách độc đáo của Nguyễn Huy Hoàng:
“Vần thơ mộc mạc nôm na
Gôm kỹ năng sống làm quà cho con” và không chỉ chỗ này, tác giả phá cách đến hầu hết các bài được viết kiểu giống thể lục bát mới bật ngửa chứ? Chữ thứ hai “thơ” và “kỹ” không mấy khi mang thanh trắc như thế, trừ khi tác giả cố tình khi chuyển câu thành hai vế đối. Thông thường với lục bát theo trật tự 2-4-6-8 thì phải là BTB và BTBB (B: có thể là có thể là thanh huyền hoặc thanh ngang tức không dấu). Nếu con đi học mà học làm thơ kiểu này, cô giáo văn sẽ đánh què tay, nếu cô đúng chân là không phải thầy tà! Đó là về luật dấu thanh, còn về gieo vần càng khủng khiếp!
“Vần thơ mộc mạc nôm na
Gôm kỹ năng sống làm quà cho con” và không chỉ chỗ này, tác giả phá cách đến hầu hết các bài được viết kiểu giống thể lục bát mới bật ngửa chứ? Chữ thứ hai “thơ” và “kỹ” không mấy khi mang thanh trắc như thế, trừ khi tác giả cố tình khi chuyển câu thành hai vế đối. Thông thường với lục bát theo trật tự 2-4-6-8 thì phải là BTB và BTBB (B: có thể là có thể là thanh huyền hoặc thanh ngang tức không dấu). Nếu con đi học mà học làm thơ kiểu này, cô giáo văn sẽ đánh què tay, nếu cô đúng chân là không phải thầy tà! Đó là về luật dấu thanh, còn về gieo vần càng khủng khiếp!
“Tham là mầm mống bạo tàn
Gây nên những cảnh cơ hàn lầm than
Tham là mẹ đẻ dối gian
Là thủ phạm chính nát tan cửa nhà”
(Kiềm chế lòng tham- tr. 100)
Cái vần “an” được gieo kiểu này thì đố bố nhà thơ nào nổi sức viết thêm được nữa, phải cụt đường thôi. Chắc ở bài này, tác giả Huy Hoàng tính mai này sẽ bóp mếu cho nó thành thể loại khác là “Tứ tuyệt” nhưng còn phần “Thất ngôn” tính sau chắc! Lạy Chúa!...
Gây nên những cảnh cơ hàn lầm than
Tham là mẹ đẻ dối gian
Là thủ phạm chính nát tan cửa nhà”
(Kiềm chế lòng tham- tr. 100)
Cái vần “an” được gieo kiểu này thì đố bố nhà thơ nào nổi sức viết thêm được nữa, phải cụt đường thôi. Chắc ở bài này, tác giả Huy Hoàng tính mai này sẽ bóp mếu cho nó thành thể loại khác là “Tứ tuyệt” nhưng còn phần “Thất ngôn” tính sau chắc! Lạy Chúa!...
Ngay tại cái chỗ gieo vần lủng củng này, khiến bố nhớ cái thời còn con nít, lớp 7, đi học bằng xe đạp cũng một lần bị mấy đứa học văn tốt nó chọc quê cho một lần viết. Thuở ấy, có được chiếc xe đạp, dù là cà tàng nhưng cũng ra oai. Nôn ra 4 câu khẩu hiệu, dán ngay trên cái ghi-đông nhằm cảnh báo cho mấy thằng lấy và đạp xe đi bướng:
Xe tôi thắng yếu khó dừng
Phóng đi cẩn thận xin đừng ba hoa
Nước thì phải vác xe qua
Ổ gà phải tránh ngã ba coi chừng
Xe tôi thắng yếu khó dừng…cứ thế mà lặp lại từ đầu,… tụi nó lấy đi xong, còn chọc cho một trận quê đì mặt: Văn thơ gì của mày khiến độc giả đọc xà quầng như gà mắc tóc, không những thế tụi nó còn xé vứt luôn. Thế là trên đường về, tụi nó mỗi đứa hát một câu như vè, mà được cái cứ hát vòng quanh cũng được, một lần đọc qua, thuộc liền…xem ra cũng an ủi cho mình trước sự phách láu của tụi hắn…đó là dĩ vãng thời con nít giờ có dịp điểm qua nhờ bài “Kiềm chế lòng tham” của Ng Huy Hoàng này.
Xe tôi thắng yếu khó dừng
Phóng đi cẩn thận xin đừng ba hoa
Nước thì phải vác xe qua
Ổ gà phải tránh ngã ba coi chừng
Xe tôi thắng yếu khó dừng…cứ thế mà lặp lại từ đầu,… tụi nó lấy đi xong, còn chọc cho một trận quê đì mặt: Văn thơ gì của mày khiến độc giả đọc xà quầng như gà mắc tóc, không những thế tụi nó còn xé vứt luôn. Thế là trên đường về, tụi nó mỗi đứa hát một câu như vè, mà được cái cứ hát vòng quanh cũng được, một lần đọc qua, thuộc liền…xem ra cũng an ủi cho mình trước sự phách láu của tụi hắn…đó là dĩ vãng thời con nít giờ có dịp điểm qua nhờ bài “Kiềm chế lòng tham” của Ng Huy Hoàng này.
Thế ngoài lĩnh vực dấu thanh hay vần luật của bài thơ “Kiềm chế lòng tham” trên, đối với ngữ, nghĩa thế nào?
Hỡi ơi, ba hồn chín vía ngôn ngữ Việt về đây chứng minh giúp nghĩa chữ “tham” không phải là lòng ham muốn chiếm thủ sao? Phải đâu lúc nào nó cũng mang một ý nghĩa xấu xa như thế? Con mà học kỹ năng bài này chắc oán ghét ông cha ta ngày xưa thường “Tham công tiếc việc”; Hồ Chí Minh cũng đáng ghét biết bao vì có lần ông thốt lên rằng: “Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là:…….tất cả đều được học hành….” Cái ham muốn tột bậc này chẳng phải là lòng tham sao? Mà đã tham là xấu hết à? Đó là xét về tục thế phàm phu, còn đối với hàng xuất gia thì càng thâm huyền hơn. Hỡi người con mang họ Thích kia, sao chẳng lên tiếng độ nhân hả? “Tham-Sân-Si là giải thoát” hay “Tham thiền”…cũng là xấu à? Dù rằng ‘Tham’ không thật có nhưng nó là con đẻ của Ngu si (Vô minh) đó ông ạ. Không có con đường nào ngoài Tham thiền mà tiến vào được Vô Minh, mà không vào được với Vô minh thì không có chuyện giải thoát! Ba đời chư Phật vẫn thế, không sai khác! Ông không tin thì cứ đề xuất với minh sư của mình hỏi chỉ hàng Duyên Giác không thôi, cũng đủ có kết quả đúng sai cho câu nói của tôi rồi!
Tóm lại, chỉ một bài này thôi nghe cũng đã lờn rồi, hết hứng thú suy ngẫm! Dạy kỹ năng cho trẻ hay người lớn thế này thì khác gì giết chết khả năng nhận thức của chúng, ác hơn một tên đồ tể hàng vạn lần.
Hỡi ơi, ba hồn chín vía ngôn ngữ Việt về đây chứng minh giúp nghĩa chữ “tham” không phải là lòng ham muốn chiếm thủ sao? Phải đâu lúc nào nó cũng mang một ý nghĩa xấu xa như thế? Con mà học kỹ năng bài này chắc oán ghét ông cha ta ngày xưa thường “Tham công tiếc việc”; Hồ Chí Minh cũng đáng ghét biết bao vì có lần ông thốt lên rằng: “Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là:…….tất cả đều được học hành….” Cái ham muốn tột bậc này chẳng phải là lòng tham sao? Mà đã tham là xấu hết à? Đó là xét về tục thế phàm phu, còn đối với hàng xuất gia thì càng thâm huyền hơn. Hỡi người con mang họ Thích kia, sao chẳng lên tiếng độ nhân hả? “Tham-Sân-Si là giải thoát” hay “Tham thiền”…cũng là xấu à? Dù rằng ‘Tham’ không thật có nhưng nó là con đẻ của Ngu si (Vô minh) đó ông ạ. Không có con đường nào ngoài Tham thiền mà tiến vào được Vô Minh, mà không vào được với Vô minh thì không có chuyện giải thoát! Ba đời chư Phật vẫn thế, không sai khác! Ông không tin thì cứ đề xuất với minh sư của mình hỏi chỉ hàng Duyên Giác không thôi, cũng đủ có kết quả đúng sai cho câu nói của tôi rồi!
Tóm lại, chỉ một bài này thôi nghe cũng đã lờn rồi, hết hứng thú suy ngẫm! Dạy kỹ năng cho trẻ hay người lớn thế này thì khác gì giết chết khả năng nhận thức của chúng, ác hơn một tên đồ tể hàng vạn lần.
Còn biết bao nhiêu chỗ cần nói, nhưng mệt quá… đúng là hổn độn! Việt không ra Việt, Anh không ra Anh “Cái miệng xinh xắn ngọt ngào/ Sinh ra là để xin chào hê lô (Hello)”…rồi nhơ: “Đao loát(Download); phai(File)… Thảm thương cho tiếng Việt quá đi thôi. Mấy ông lương sư dạy tiếng Anh kỵ nhất là dùng chữ tiếng Việt nhá cái âm thanh tiếng Anh. Vì khiến cho người học phát âm sai, theo kiểu tiếng bồi thời kháng chiến. Vì hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau khi phát âm, ngôn ngữ tiếng Anh thuộc đa âm làm sao mà biểu diễn bằng chữ viết ngôn ngữ đơn âm được!
Không chỉ làm nghèo tiếng Việt còn cho nó hoen uế nữa, trong bài: “Biết ơn”; tác giả phóng khoáng đến mức bóp mếu cả cái nghĩa từ “Hiền tài” trong câu: “Biết ơn các bậc tài hiền”. Còn cả những câu thơ ăn cắp nữa! (Cờ bạc là bác thằng bần/Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm”…-Tránh xa cờ bạc-64). Lũ trẻ thời này chắc nói…ra thân ăn mày nó chẳng hiểu chắc!
Không chỉ làm nghèo tiếng Việt còn cho nó hoen uế nữa, trong bài: “Biết ơn”; tác giả phóng khoáng đến mức bóp mếu cả cái nghĩa từ “Hiền tài” trong câu: “Biết ơn các bậc tài hiền”. Còn cả những câu thơ ăn cắp nữa! (Cờ bạc là bác thằng bần/Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm”…-Tránh xa cờ bạc-64). Lũ trẻ thời này chắc nói…ra thân ăn mày nó chẳng hiểu chắc!
Thật không thể nhịn cười khi đọc các câu thơ được sáng tác để dạy kỹ năng trẻ theo kiểu gieo nhân A-Tỳ như sau: “Người thân mà rất lâu sau/Gặp lại thì phải chào nhau kỹ càng”-Trang 57. Chao ôi, nồng sặc mùi Bút tre nhỉ! Làm sao mà ai quên được tính Bút tre chứ: “Hoan hô đại tướng Võ Nguyên/Giáp ta thắng trận Điện Biên lẫy lừng” không cười không được!
Theo tinh thần: “Hân hoan vì “người Việt dùng hàng Viêt”, người Việt chi trả tác quyền cho người Viết với giá trị cao. Điều này không chỉ hạn chế “nhập siêu” mà còn có ý nghĩa cổ vũ phong trào sáng tác, khích lệ các tác giả trẻ Việt Nam giàu ý tưởng, đam mê viết sách bắt tay vào công việc sáng tạo” của Bà Nguyễn Kim Thoa. Đọc mấy câu thơ trên, nghe lời bà tôi xin bắt chước tung hứng theo mấy câu viết theo kiểu Bút tre trên như sau:
“…Bố đi đánh trận Pờ-Lây/ Cu dài dằng dặc mẹ ngày đêm trông…” cũng không tồi lắm chứ nhể?
“…Bố đi đánh trận Pờ-Lây/ Cu dài dằng dặc mẹ ngày đêm trông…” cũng không tồi lắm chứ nhể?
Tập thơ Quà Cho Con này mà nói cho hết thì chắc cả tháng! Bố xin được kết thúc tình yêu thơ của mình tại bài “Yêu thương bản thân mình-Trang 78”.
Bài có có bốn câu nhơ sau:
“Đừng bao giờ mong đợi
Người khác yêu thương mình
Mà hãy tự tôn vinh
Trân trọng mình trước đã". Nếu xem cả 100 bài thơ dạy kỹ năng trẻ của ông Nguyễn Huy Hoàng ấy là bịch thuốc độc thì bài này là vị trí lõm nhất trong bịch, chỗ dung chứa nhiều hàm lượng độc tố nhất. Đây là bài rèn cho trẻ kỹ năng vị kỷ vì nó giúp ta nhanh chóng nhất để hình thành nhân cách sống tồi với sự ích kỷ bản thân; chỉ biết yêu thương mình thôi. Các con mà hiểu như nguyện vọng của tác giả bài này thì hẳn là không phải con bố nhé! Nó hoàn toàn phi đạo đức, mà đã phi đạo đức thì đương nhiên đi ngược lại với mục tiêu giáo dục. Thảm thương quá đi thôi cho ông cha ta từng khất ngôn: “Thương người như thể thương thân”, các con đừng hiểu nhầm là cha ông ta xưa ngu quá nhé! Còn nữa, “Tam nhơn đồng hành tất hữu ngã sư”, cha ông ta tìm cách khéo léo để triệt tiêu tính tự mãn của con cháu đến như thế thì có gì ta lại đáng tôn vinh bản thân?. Đối với nhân sinh quan nơi tục thế thì bài đó đã vô đạo rồi huống hồ đối với cái nhân sinh quan của hàng xuất thế. Lấy ví dụ như Chúa cứu thế hết lòng kêu gọi tất cả tín đồ như anh em, nếu không nói loài người như anh em. Có nghĩa là ta cũng như tất cả mọi người không có gì đáng vượt trội hơn mà phải tự tôn. Rộng hơn và thông thoáng hơn nữa là cái nhìn của Thích Ca Mâu Ni: Không chỉ là nhân loại mà mọi loài cũng bằng Phật, có nghĩa là không một cá thể nào sai khác, khác chăng chỉ là mức dày đặc về sự ngu si mà thôi. Dạy người như thế quả đáng mặt là tiên sư có khác! Những người chân tu thật học thì nào dám dấy lên tính kiêu mạn hay tự tôi. Để các con có cơ hội hiểu về cái đáng “Tôn Vinh” chính mình, bố trích luận phần này cho dễ hiểu nhé?
Theo các con, cơ quan Quyền lực tối cao là cơ quan nào? Các con có quyền dùng cái kiến thức siêng năng hết cỡ theo khả năng của mình, 7 ngày sau trả lời và đọc tiếp cho chắc!
Xưa nay, Vua, Chúa hay Tổng thống mới ra lệnh cho dân chứ không mấy khi có điều ngược lại. Nhưng, lệnh của Vua, Chúa hay Tổng thống phải đâu là tất cả mọi người dân đều răm rắp tuân theo, đó là một sự thật không thể chối cãi với bất cứ quốc gia nào hay thể chế nào qua mọi thời đại. Thế mà có một cơ quan một khi đã ra lệnh, thì từ dân quèn đến quan chức cấp cao, từ hạng cùng đinh đến đại phú gia, từ kẻ vô học đến hàng trí thức, kể cả Vua, Chúa hay Tổng thống cũng không ngoại lệ, phải thi hành hay, mà thi hành một cách nghiêm cẩn, tuyệt đối không dám miễn cưỡng. Đó là cơ quan nào mà ghê gớm thế? – Lôi cả một đống tri thức cao học như bạn con ra mà tìm không được à? – Dễ ẹt! Đó là cơ quan “Đại Tiểu Tiện”, nói vậy cho nó ra người có học!; nó còn có một danh xưng mộc mạc khác là ĐÁI ỈA. Một khi mà nó đã ra lệnh thì không một ai, hạng người nào như đã đề cập ở trên dám chống lệnh, có thế mới đúng nghĩa là CƠ QUAN QUYỀN LỰC TỐI CAO. Càng tham ăn chừng nào, càng bị nó đày vào hố xí chừng nấy. Xưa nay chưa ai dám chống lệnh có nghĩa là xưa nay chưa ai hơn ĐÁI ỈA. Ấy, ngay cả ĐÁI ỈA mà ta không hơn mà cũng chưa ai hơn, vậy, ta hơn ai và hơn cái gì mà tự hào khoa trương, khoát lác lắm thế! Vậy tìm đâu ra cái đáng để tôn vinh mà bảo: “…Mà hãy tự tôn vinh/ trân trọng mình trước đã”? Hiểu chưa?
Bài có có bốn câu nhơ sau:
“Đừng bao giờ mong đợi
Người khác yêu thương mình
Mà hãy tự tôn vinh
Trân trọng mình trước đã". Nếu xem cả 100 bài thơ dạy kỹ năng trẻ của ông Nguyễn Huy Hoàng ấy là bịch thuốc độc thì bài này là vị trí lõm nhất trong bịch, chỗ dung chứa nhiều hàm lượng độc tố nhất. Đây là bài rèn cho trẻ kỹ năng vị kỷ vì nó giúp ta nhanh chóng nhất để hình thành nhân cách sống tồi với sự ích kỷ bản thân; chỉ biết yêu thương mình thôi. Các con mà hiểu như nguyện vọng của tác giả bài này thì hẳn là không phải con bố nhé! Nó hoàn toàn phi đạo đức, mà đã phi đạo đức thì đương nhiên đi ngược lại với mục tiêu giáo dục. Thảm thương quá đi thôi cho ông cha ta từng khất ngôn: “Thương người như thể thương thân”, các con đừng hiểu nhầm là cha ông ta xưa ngu quá nhé! Còn nữa, “Tam nhơn đồng hành tất hữu ngã sư”, cha ông ta tìm cách khéo léo để triệt tiêu tính tự mãn của con cháu đến như thế thì có gì ta lại đáng tôn vinh bản thân?. Đối với nhân sinh quan nơi tục thế thì bài đó đã vô đạo rồi huống hồ đối với cái nhân sinh quan của hàng xuất thế. Lấy ví dụ như Chúa cứu thế hết lòng kêu gọi tất cả tín đồ như anh em, nếu không nói loài người như anh em. Có nghĩa là ta cũng như tất cả mọi người không có gì đáng vượt trội hơn mà phải tự tôn. Rộng hơn và thông thoáng hơn nữa là cái nhìn của Thích Ca Mâu Ni: Không chỉ là nhân loại mà mọi loài cũng bằng Phật, có nghĩa là không một cá thể nào sai khác, khác chăng chỉ là mức dày đặc về sự ngu si mà thôi. Dạy người như thế quả đáng mặt là tiên sư có khác! Những người chân tu thật học thì nào dám dấy lên tính kiêu mạn hay tự tôi. Để các con có cơ hội hiểu về cái đáng “Tôn Vinh” chính mình, bố trích luận phần này cho dễ hiểu nhé?
Theo các con, cơ quan Quyền lực tối cao là cơ quan nào? Các con có quyền dùng cái kiến thức siêng năng hết cỡ theo khả năng của mình, 7 ngày sau trả lời và đọc tiếp cho chắc!
Xưa nay, Vua, Chúa hay Tổng thống mới ra lệnh cho dân chứ không mấy khi có điều ngược lại. Nhưng, lệnh của Vua, Chúa hay Tổng thống phải đâu là tất cả mọi người dân đều răm rắp tuân theo, đó là một sự thật không thể chối cãi với bất cứ quốc gia nào hay thể chế nào qua mọi thời đại. Thế mà có một cơ quan một khi đã ra lệnh, thì từ dân quèn đến quan chức cấp cao, từ hạng cùng đinh đến đại phú gia, từ kẻ vô học đến hàng trí thức, kể cả Vua, Chúa hay Tổng thống cũng không ngoại lệ, phải thi hành hay, mà thi hành một cách nghiêm cẩn, tuyệt đối không dám miễn cưỡng. Đó là cơ quan nào mà ghê gớm thế? – Lôi cả một đống tri thức cao học như bạn con ra mà tìm không được à? – Dễ ẹt! Đó là cơ quan “Đại Tiểu Tiện”, nói vậy cho nó ra người có học!; nó còn có một danh xưng mộc mạc khác là ĐÁI ỈA. Một khi mà nó đã ra lệnh thì không một ai, hạng người nào như đã đề cập ở trên dám chống lệnh, có thế mới đúng nghĩa là CƠ QUAN QUYỀN LỰC TỐI CAO. Càng tham ăn chừng nào, càng bị nó đày vào hố xí chừng nấy. Xưa nay chưa ai dám chống lệnh có nghĩa là xưa nay chưa ai hơn ĐÁI ỈA. Ấy, ngay cả ĐÁI ỈA mà ta không hơn mà cũng chưa ai hơn, vậy, ta hơn ai và hơn cái gì mà tự hào khoa trương, khoát lác lắm thế! Vậy tìm đâu ra cái đáng để tôn vinh mà bảo: “…Mà hãy tự tôn vinh/ trân trọng mình trước đã”? Hiểu chưa?
0 comments:
Đăng nhận xét
Tất cả những nhận xét chân thành của bạn đều rất quý giá cho tác giả đều rất quý báu đối với tác giả bài viết. Hãy cùng nhau hoàn thiện ngày càng tốt hơn bạn nhé!