CỐT TỦY ĐỊA TẠNG KINH
Vài dòng dành cho anh Bình, anh bạn
của tôi, người đang rất hoan hỉ vì vừa thỉnh được hai cuốn Kinh Địa Tạng từ đâu
đó theo lời anh gọi. Anh đã hỏi tôi về nó, tôi đã chẳng biết trả lời cho anh thế
nào khi nghe: “Có nên đọc hay không, nó như thế nào….”. Hôm nay chắc anh đã đọc
xong, nên tôi xin được mạnh dạn nói ra vài lời để góp phần cho anh có thể hiểu
được Cốt Tủy hai cuốn kinh đó là gì! – Mỗi người một căn cơ, mỗi tư tưởng, nếu
không phù hợp với quan điểm của anh, xin anh bỏ quá cho:
KINH ĐỊA TẠNG à Đầy
đủ tên là: “U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”.
“U minh” là cõi ngu si mê mờ,
là ĐỊA NGỤC, có nhân: THAM SÂN SI, cõi (U MÊ)
“Bổn Tôn” là một vị (Sư kính
ngưỡng nhất), toàn năng, làm giáo chủ cõi U MÊ ấy!
“Địa” là vùng đất, vùng lãnh
thổ, cũng được hiểu là VƯỜN (Vọng TÂM) là môi trường, là cõi dung chứa cái nhân
tham-sân-si đó.
“Tạng” là gì? – Tạng, hay Tàng
hoặc thế gian hay gọi là “Tiềm” tức Tạng Thức, mà là thức thứ 8 trong 8 thức của
một con người.[Nhãn-Nhĩ-Tỷ-Thiệt-Thân-Ý=Thức và 2 thức sau: Mạt-Na-Thức và A-Lại-Da-Thức]
Tức chính xác tên: A_LẠI_DA_THỨC.(Học tư liệu Bát Thức sẽ rõ). Là nơi dung chức
tất cả các nghiệp từ Thiện nghiệp, ác nghiệp, vô ký nghiệp….v.v…. Đó, cũng còn
có tên đơn tự nhưng không đơn giản là: “TÂM” tức tâm người. Cần nói thêm là: -VỌNG
TÂM, tức cái tâm lăng xăng của con người chứ không phải SƠ TÂM nhé! – Dễ hiểu
thì có thể là cái tâm khoái tìm cầu, nghiêng cứu của thế gian…tức nơi dung chứa
sản phẩm được tạo tác bởi Ý thức đấy.
Vậy, Kinh Địa Tạng là được viết
cho đối tượng nào? – Tất cả vạn loại! Riêng con người thì:
Loại thứ nhất: Loại người hữu
thần, bất luận đơn thần hay đa thần thì cái hình ảnh: Bổn Tôn Địa Tạng …được trở
nên vị thần toàn năng giống giống hình ông Phật Di Lặc vậy, nhưng tay phải cầm
tích trượng bảy màu, tay trái cầm chuỗi cam lồ, luôn canh gác và đập phá cửa địa
ngục U Minh ấy để cứu độ chúng sanh. Nên, người ta xúm nhau lại mỗi kỳ để cầu
nguyện, xin cho ông ấy cứu mình! Nếu, đến chết vẫn không xin được toại nguyện,
bất mãn, chán chường…thì cả một thời gian dài đang sống cũng luôn e dè vì trót
mang sự u mê tin nhầm ấy nên họ ít phát sinh lòng THAM SÂN SI hơn trong xã hội,
xem ra cũng lợi lạc đấy chứ! . Và, phật giáo chẳng còn ý nghĩa gì! Vì không cần
tu nữa, có ông Địa Tạng Bổn Tôn cầm cây tích trượng đó cứu mình rồi!– Còn mục
tiêu giải thoát, chẳng bà con chi!
Loại người thứ hai: Loại người
Vô thần: Thuần về chủ nghĩa DUY VẬT, nói nom na là chủ nghĩa cục đất! – Chết là
hết, có tiêu chuẩn hạnh phúc là vợ đẹp con xinh, nhà cao cửa rộng, …làm bất cứ
việc gì khi còn sống vì tiền, miễn là vinh gia phì thân, là lòng bỗng thấy lân
lân, cảm thấy sướng là được. Nên, đúng ra Chết là băm cho vịt ăn mới trọn vẹn!
…Loại người này có ích gì với cuốn kinh ĐỊA TẠNG. Có chứ! – Kinh điển Phật giáo
luôn luôn rất nhiệm màu ở chỗ này đây. Vừa đọc vài dòng là vứt sọt rác ngay,
cho rằng đó là nhảm nhí, là MÊ TÍN, tức tin bậy! – Nên, tất cả mọi việc làm vì
tiền như xây dựng nên một Ban Tôn Giáo quốc doanh, một ông thầy chùa trù trì vì
mục đích cứu người qua các trò Cầu AN, Cầu Phúc…Nhương Sao, giải hạn…hay giải
nghiệp oan gia trái chủ gì đó để lừa người mù mắt u mê. Những việc làm này sẽ hạn
chế bớt vì vừa đọc đã vứt rồi, nói chi đến tiếp tục nghiên cứu để kiến tạo
phương thức LỪA. Tuy nhiên, không phải đám người này đều hết như vậy, nếu dân
chúng nhiều quá thành phần U MÊ thì trong số họ cũng phát sinh những học giả,
xây nên những cơ sở BỊP tày trời để phục vụ sự sung sướng u mê của đám VÔ MINH.
Loại người thứ ba: Loại người
này, khỏi phải chê vào đâu được, (Khó nhận
biết) luôn cảm thấy ngu ngu đần đần…, nan giải để xếp loại, họ không bằng cấp,
không nhà cửa, không tất tần tật dù cho họ ở giữa một biệt phủ nguy nga! Họ lập
tức đẩy cái hình tượng ông Bổn Tôn Cầm Tích Trượng …ấy ra chỗ khác. Thay vào
đó, họ quay lại luôn thường xuyên suốt mỗi phút giây khi còn đương có thể học,
có thể nhận biết để quay về với cái TÂM của họ. Tìm cách tiếp xúc với các hiền
trí trong đời để gọt bỏ những cái nhân THAM SÂN SI mà họ đã trót ôm giữ chúng.
Dọn dẹp sạch sẽ môi trường VƯỜN TÂM tức đất địa, nơi đã dung chứa các nghiệp đã
tạo. Tôi hay đùa gọi là MỒ MA. Tức hình ảnh của nghiệp ít nhất là trong một kiếp
người đương sống. Nếu đã rong chơi qua Bát Thức, sẽ thấy họ đang quét dọn sạch
sẽ mồ ma của họ khi còn có thể! Và, loại người này, …dần dần sẽ trống rỗng cái
vùng đất A_LẠI_DA_Thức kia. Khi cái Tàng thức ấy chẳng còn gì, cả ác nghiệp lẫn
thiện nghiệp thì chỉ còn vỏn vẹn SƠ TÂM, tức cái tâm NGUYÊN ỦY, lúc đó, vị Địa
Tạng Bổn Tôn Giáo Chủ cõi U Minh kia đích thực là SƠ TÂM, cái có sẵn từ lâu rồi,
họ thực sự là một Giáo Chủ, lúc ấy, chuyện mong ông nào đập phá địa ngục không
còn nữa, chỉ là trò chơi dành cho những hạn người u mê hạn chế ác nghiệp mà
thôi.
Cuối cùng, anh hỏi tôi: Nên đọc
cuốn nào, và Kinh Địa Tạng nó ra sao, nên hay không nên đọc. Tôi đã không thể
trả lời ngay cho anh lúc anh gọi vì không biết nói những gì chứ không phải
không có gì để nói. Tôi nhớ chỉ bảo rằng: Anh cứ đọc đi, đọc xong anh sẽ biết
mình có duyên để nghiên cứu tiếp hay không. Bởi lúc ấy, anh đang thấy lòng mình
hoan hỉ vì vừa thỉnh được 2 cuốn Kinh Địa Tạng như lời anh kể. Nói khác đi, sẽ
chẳng ích gì cho anh cả nên hôm nay, đoán chừng anh đã đọc sắp xong, nên tôi mới
viết đoạn tạp văn này dành cho anh, có thêm một góc nhìn nữa về cuốn có tên:
Kinh Địa Tạng anh đang nghiên cứu để có thể có cho mình một cách hành động
thăng tiến tâm linh nhanh hơn! (1220 chữ)
Chúc anh ngày một tinh tấn!
0 comments:
Đăng nhận xét
Tất cả những nhận xét chân thành của bạn đều rất quý giá cho tác giả đều rất quý báu đối với tác giả bài viết. Hãy cùng nhau hoàn thiện ngày càng tốt hơn bạn nhé!