Tạp Văn

ỈA KHÔNG BIẾT HÓNG GIÓ (tiếp theo-Phần2-cuối)

ỈA KHÔNG BIẾT HÓNG GIÓ (tiếp theo-Phần2-cuối)

Về kiến thức địa lý học, người ỉa cần nắm chắc một phần của vũ trụ quan, cụ thể là người ỉa đang ngồi tại vị trí nào (chỗ ngồi-có liên quan đến kiến trúc, vật lý học), ở đâu và thuộc về mùa nào, với từng mùa khác nhau, hướng gió thổi khác nhau mặc dù biết rằng lúc ỉa cùng thời gian nhưng khác vị trí (từng vùng miền). Lấy ví dụ như: Lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo chiều kinh tuyến từ 8o30’ VB đến 22o23’VB. 
ỈA KHÔNG BIẾT HÓNG GIÓ (tiếp theo-Phần2-cuối)


Nhưng đối với phần phía Nam lãnh thổ (khoảng từ 18 - 16o trở vào) mùa đông có thể xem như gió Tín phong Đông Bắc của bán cầu Bắc, còn mùa hạ là Tín phong của bán cầu Nam, sự thay đổi theo mùa của hướng gió liên quan chặt chẽ với sự xê dịch của các đới gió hành tinh. Nhưng ở phần phía Bắc, tình hình phức tạp hơn, luôn có sự giao tranh của 2 loại gió mùa khác nhau về bản chất là hệ thống gió cực đới và Tín phong. Gió mùa Đông Bắc thổi từ dãy Bạch Mã ra Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau: tính chất lạnh, khô. Gió mùa Tây Nam thổi ở khu vực Nam bộ và một phần Đông Nam Bộ vào tháng 5 đến11: tính chất nóng ẩm mưa nhiều. Gió Tây khô nóng hay còn gọi là gió Lào (gió phơn Tây Nam) thổi ở khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và một phần Tây Nam Bắc Bộ (Hòa Bình, Sơn La) vào mùa hè: khô và nóng. (xem thêm phần khí hậu Việt nam tại: https://viDOTwikipediaDOTorg/wiki/Kh%C3%AD_h%E1%BA%ADu_Vi%E1%BB%87t_Nam, đổi DOT thành dấu "." ). Chung quy người ỉa cần phải có một kiến thức về địa lý nhất định mới mong tránh được hướng gió thổi mang hơi cứt vào lỗ mũi khi ngồi ỉa.
Biết chắc về hướng gió các mùa không chỉ tránh mùi hương nồng nàn của cứt mà là nền tảng để xây dựng nhiều lĩnh vực khoa học khác như tạo lập Nhà Thờ; xây cất Từ đường, cơ quan, trụ sở, nhà ở…vv…Thời xưa các cụ thường không dám phách láu về kiến thức hiểu biết của mình nên mỗi lần làm một việc gì, nhất là nhà ở trực tiếp liên quan đến sức khỏe con cái và vật nuôi, thường tới trưng cầu sự giúp đỡ của các thiện tri thức hiểu biết, kinh nghiệm cao hơn, gọi là phải qua sự tư vấn của THẦY ĐỊA. Tức phải đi xem hướng xây cất…Nhưng về sau, loài người càng văn minh, khoa học đã tiến bộ đến mức rực rỡ nên làm khôn đặt tên cho việc làm ấy là MÊ TÍN. Thế là con đường HÓNG GIÓ bị lấp bít kể từ đó! Vậy còn về về kiến thức ở lĩnh vực hóa học có liên quan gì không trong bãi cứt? – Có thể xem đây làm một phạm trù khoa học cần nghiên cứu một cách cẩn trọng nhất! Vì lĩnh vực hóa học giúp cho người ỉa biết trong đó gồm những thứ gì, quý giá hay bỏ đi. Mượn lời chia sẻ của một nhà Sinh Vật học người Mỹ Seth Bordenstein, một thành viên trong nhóm các nhà Hóa-Sinh học từ trường Đại Học Vanderbilt của Mỹ để dẫn lời (Tìm bài với từ khóa:<Đã xác định chính xác thành phần cấu tạo của…phân người-Tuấn Anh, Báo Kiến thức.net.vn>) như sau: thành phần cấu tạo của phân bao gồm có nước, các hợp chất lưu huỳnh và tập hợp các loại vi khuẩn. Tùy theo từng chế độ ăn và cơ địa mà lượng nước có trong phân có nhiều hay ít, các hợp chất lưu huỳnh chính là thứ làm cho phân có mùi khó ngửi và ở mỗi người, tỉ lệ của hợp chất này sẽ chiếm khoảng từ 10 đến 15%. Nhưng quan trọng nhất là số lượng vi khuẩn có trong phân, trung bình có khoảng 100 tỉ vi khuẩn trên mỗi 1 gram phân, việc số lượng vi khuẩn quá ít hay quá nhiều và sự xuất hiện của các loại vi khuẩn lạ có thể giúp ta chuẩn đoán được các vấn đề liên quan đến đường ruột của bệnh nhân. Và thực tế xưa nay các Bác sĩ vẫn xem việc xét nghiệm phân là một trong những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Thiết nghĩ, ta hít phải một lượng lưu huỳnh quá lớn khi ỉa cơ thể thế nào?.
Nếu xét về hình thức có thể xem là 2 loại: Cứt đẹp và cứt xấu. Cứt đẹp là cứt có đầu, có đuôi hẳn hoi (Như tấm ảnh đã Post lên ấy) nôm như cái bánh vậy. Vòng sau chồng lên vòng trước một cách đúng quy trình xả thải! Không quá khô, quá ướt. Có màu vàng cam và mùi vị không quá thúi. Gọi là cứt đẹp. Tức người đó đang có sức khỏe bình thường. Ngược lại, bãi cứt không hình tướng cụ thể, tùy theo hơi rặn, có khi tung tóe các hướng, thậm chí phun như nước, thỉnh thoảng gặp bao gồm cả bù lon ốc vít (Nếu loại phân của người có tính tham lam và keo kiệt). Màu sắc thì lạ lùng, xanh có, đỏ có cùng đờm dãi….mùi vị thì khỏi chê. Cả tanh lẫn nồng, chắc mấy ai không kinh qua sau một lần thổ tả!, gọi là cứt xấu. Loại người này thì sức khỏe khỏi chê, xanh lét da sạm, đứng đi không nổi. Loại bỏ đi thành phần cứt xấu, xét riêng với loại cứt tiêu chuẩn!(Tức cứt đẹp). Ta sẽ ngạc nhiên về mức độ phong phú, người viết khôi hài dùng từ phức tạp dành cho những độc giả dễ dị ứng cứt nhưng có bộ óc giàu và nhạy bén tưởng tượng về cứt nhằm giảm ói!. Trong bãi cứt đẹp (trung bình người lớn 200gram/ và trẻ em 100 gram/1lần đi), tỷ lệ kali clorua 2g, kali cacbonat 0,44g, kali photphat axit 0,62g, kali sulfat 1,85, KOH 0,25 (0,55g)…còn nữa!.( Xem thêm về thông tin công trình nghiên cứu của Bsĩ Phạm Ngọc Thạch, năm 1985 khoa Sinh hóa của Viện chống lao đã phân tích –Tại: website:<…yduochoaCHAMcom>) Từ kết quả nghiên cứu này, Viện chống lao cho chế các muối trên thành 100 ml thuốc tiêm đóng ống 5ml mang tên NT-9 (nhân trung, pH 9) thí nghiệm cho chó trước khi thử cho người để chữa choáng. Chưa hết đâu, về kiến thức hóa học bạn càng kinh ngạc khi nhóm nhà khoa học Mỹ đã phát hiện(Từ khóa: <chất thải con người chứa vàng bạc-Trang Nguyen-trên báo:vn-express năm 2015>) trung bình 1kg cứt đẹp chứa 0,4 mg vàng, gần 30mg bạc và hơn 600 mg đồng. Đáng quan tâm ở chỗ có vàng đấy!. Hóa ra giờ mới hiểu ông cha ta ví von "Cục vàng" chính là "Cục cứt" mà ta thường tưởng nói đùa đấy. Còn biết bao nhiêu công trình nghiên cứu khoa học tân thời hé mở cho ta nhiều công dụng của cứt, để cấy ghép, để chữa bệnh trong y khoa v.v…và v.v….Tất cả những gì được đề cập chưa phải đủ hiểu biết kiến thức về bãi cứt. Người viết không đủ thời gian mà cũng không đủ tầm để nói thêm, xin khép lại cái nhìn tổng quan về cứt mong có thể xác định phần nào cần xả bỏ, hay cất giữ, hay giữ lại một phần. Và, quan trọng hơn là để biết ngồi lệch hướng gió thổi khi đi ỉa để khỏi bị chửi là: "ỈA KHÔNG BIẾT TRÁNH GIÓ", làm nền tảng tiến tới "HÓNG GIÓ" bằng một sự ngưỡng mộ vô biên cho các bậc tiền bối, cổ xưa nếu xét về kiến thức và kỹ năng sống. Một thời các ngài bị xếp vào hàng mê tín với tên gọi là "THẦY BÓI". Thì ra các vị đạt tới đẳng cấp "Nhìn mặt biết người", tức loại người: khỏe hay bệnh, hào phóng hay keo kiệt, thiện hay ác, thảo hay tham….Từ một người suy ra một nhà, một phe nhóm, một cộng đồng, một xã hội bị các ngài liếc qua…hẳn không thoát khỏi cái kết quả rất ư là chính xác cả nhiều đời sau. Hy vọng vấn đề ỈA BIẾT HÓNG GIÓ sẽ là những hiểu biết về cứt sẽ được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu qua sự nổ lực của hàng Th.Sĩ, tiến sĩ đi thẳng các công trình của mình vào đối tượng nghiên cứu để sớm giúp cho người ỉa có khả năng tránh gió và văn hóa ỉa sớm phổ quát, làm cơ sở đưa đưa vấn đề quốc thái dân an qua lối sống tao nhã ỈA BIẾT HÓNG GIÓ.
Đó là những gì gọi là kiến thức, hiểu biết về đống cứt, còn việc giải quyết tình huống cụ thể việc ỈA BIẾT HÓNG GIÓ thì làm thế nào? Có nên chăng chúng ta làm một buổi tọa đàm hay một hoạt động cụ thể như tìm hiểu về tác dụng của cứt. Thực hành hoạt động ỉa…mời các chuyên gia có chuyên môn ở các lĩnh vực đến làm ban giám khảo. Mở những cuộc thi từng bước ở nhiều cấp khác nhau trên bình diện cả nước. Chắc chắn chúng ta sẽ thu lại số lượng người cần bổ khuyết về kiến thức cho việc tư duy về bãi cứt. Từ đó, mới có thể mở những lớp thực hành ngồi, theo đúng hướng. Trước khi triển khai cho cả cộng đồng, ưu tiên hàng đầu làm gương đi trước phải là các học viên đang làm luận án Tiến Sĩ, những lớp người có một lượng kiến thức tương đối khá để nghiên cứu về khoa học sẽ hiệu quả hơn. So với các đề tài nghiên cứu của các Tiến Sĩ trong thời gian đã qua như: <Địa vị pháp của Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ >, <Đề xuất các cán bộ lãnh đạo cấp huyện trở lên phải luôn luôn được nâng cao tư duy biện chứng> hay <Bằng chứng khoa học về vòng eo thực sự của Ngọc Trinh không phải là 56 mà là 67cm.>vv.&vv….thì rõ ràng đề tài ỈA BIÊT HÓNG GIÓ vẫn luôn được xem là bức thiết hơn để làm đề tài nghiên cứu khoa học. Nói tóm lại, cho dù công trình nghiên cứu để làm luận án Tiến Sĩ về chiều dài cái lưng quần của một phụ nữ, (là Hoa Hậu đi nữa), nếu được nghiên cứu một cách tỉ mĩ và hết sức công bằng, minh bạch, khoa học trong việc chấm của BGK (ban giám khảo) đi nữa thì chỉ có thể giúp ta có một người có bằng Tiến Sĩ nhưng không bức thiết bằng toàn dân có văn hóa ỉa hay gọi bằng tên khác là: ỈA BIẾT HÓNG GIÓ.
ỈA KHÔNG BIÊT HÓNG GIÓ đồng nghĩa với ỈA BẬY. Mà ỈA BẬY, nếu của một người, thì ung thúi cả một nhà, nếu của nhiều người thì ung thúi cả một phủ, một huyện, nếu của đa số nhiều người, đặc biệt nhóm "THAM NHŨNG LOÀI"(tức chỉ đám quan tham có cõi giới riêng, là một loài riêng khác với loài người); gọi tên theo kiểu như ngài Trần Sỹ Kháng; thì ung thúi cả một nền văn hiến qua mấy ngàn năm của một dân tộc, không phải sao!. Mặc dù: "ỈA" chỉ mới là ĐỀ TÀI đứng hàng thứ 4 trong TỨ KHOÁI. ./.
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Một pha ỉa bậy thời công nghệ cao phát triển văn minh nhưng vô văn hóa!
https://www.youtube.com/watch?v=3j-ey72TSe0
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Qua mấy đoạn tạp văn trên làm tư liệu để viết. Xét ở chủ đề: VẬN DỤNG KIẾN LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT TÌNH HUỐNG CỤ THỂ TRONG CUỘC SỐNG với tên tình huống: ỈA KHÔNG BIẾT HÓNG GIÓ
Thì: Con thử lựa ra đâu là phần có thể tham gia cho mỗi phần như sau:
I Tình huống:
II. Mục tiêu giải quyết tình huống.
III. Tổng quan các tình huống liên quan đến việc giải quyết tình huống, kiến thức liên môn cần thiết trong việc giải quyết gồm những môn nào, lĩnh vực nào.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống là những phần nào trong các đoạn tạp văn.
V. Thuyết minh, ý nghĩa việc giải quyết tình huống là những đoạn nào có thể?
Nếu, phân đoạn, lọc chọn logic con sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn về bài viết trong việc VIẾT! Bố: Thầy Lười

About Thầy Lười

0 comments:

Đăng nhận xét

Tất cả những nhận xét chân thành của bạn đều rất quý giá cho tác giả đều rất quý báu đối với tác giả bài viết. Hãy cùng nhau hoàn thiện ngày càng tốt hơn bạn nhé!

Được tạo bởi Blogger.